[Mới Nhất 2022] Điều Kiện Sức Khỏe Đi Nhật Bao Gồm Những Gì?

Giấy khám sức khỏe chính là một trong những loại giấy tờ cần có khi làm hồ sơ đi Nhật Bản. Trường hợp đã hoàn thiện đầy đủ về giấy tờ cần thiết và tài chính nhưng không đủ điều kiện về sức khỏe thì cũng không thể qua Nhật làm việc. Vậy thực tế điều kiện sức khỏe đi Nhật Bản bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung trong bài viết dưới đây của laodongxuatkhaunhatban.net.

Xem thêm: [Giải Đáp] Người Bị Cận Có Đi Nhật Được Không? 

Có cần thiết phải khám sức khỏe khi đi Nhật không?

Về cơ bản, đi Nhật hiện nay có 2 dạng chính, đi du học và đi làm việc. Với các đơn hàng đi XKLĐ tại Nhật Bản, khám sức khỏe được xem là một điều kiện bắt buộc. Sau khi khám sức khỏe xong và đạt yêu cầu thì các ứng viên mới có thể nộp hồ sơ tham gia thi tuyển.

Khám sức khỏe là một điều kiện bắt buộc nếu lao động muốn sang Nhật làm việc

Khám sức khỏe là một điều kiện bắt buộc nếu lao động muốn sang Nhật làm việc

Ngược lại, đối với du học sinh, chính phủ Nhật Bản chưa đưa ra bất kỳ quy định nào về điều kiện sức khỏe. Do đó, gần như 100% các trường hợp sẽ được cấp visa. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các trường tại Nhật bản hiện nay đều đã yêu cầu điều kiện sức khỏe đi Nhật đối với các du học sinh. 

Thực tế cho thấy, rất nhiều du học sinh vẫn còn e ngại chuyện khám sức khỏe. Tuy nhiên, việc này lại mang đến những lợi ích như:

  • Thứ nhất: Giúp kiểm tra và đánh giá chính xác tình hình sức khỏe. Các bạn du học sinh sẽ thường đi học và làm thêm ngoài giờ. Do đó, nếu điều kiện sức khỏe không đảm bảo thì có thể ảnh hưởng đến việc học tập.
  • Thứ hai: Tiết kiệm chi phí do chi phí khám chữa bệnh tại Nhật Bản thuộc mức đắt đỏ, vượt quá tài chính của nhiều người.
  • Thứ ba: Hạn chế việc phải khám sức khỏe bổ sung khi đã qua Nhật Bản.

Điều kiện sức khỏe khi đi Nhật Bản bao gồm những gì?

Dưới đây là những thông tin chi tiết về quy định khám sức khỏe đối với các trường hợp XKLĐ sang Nhật làm việc:

Điều kiện sức khỏe chung 

Điều kiện sức khỏe chung khi sang Nhật làm việc bao gồm:

  • Là người có sức lao động đầy đủ, không bị dị tật, khuyết tật hay gặp hạn chế trong vấn đề di chuyển, nghe nói, vận động.
Muốn đi Nhật làm việc phải có sức khỏe tốt, ổn định

Muốn đi Nhật làm việc phải có sức khỏe tốt, ổn định

  • Người không mắc phải vấn đề về cột sống nói chung.

Bên cạnh đó, ứng viên cũng phải đáp ứng các điều kiện về ngoại hình, thể chất như: 

  • Nam/nữ từ 18 – 35 tuổi.
  • Chiều cao: Nam tối thiểu 1m60, nữ tối thiểu 1m48.
  • Cân nặng: Nam: từ 50kg, nữ từ 40kg.

13 nhóm bệnh không đủ điều kiện sức khỏe đi Nhật Bản

Dưới đây là danh sách 13 nhóm bệnh mà nếu ứng viên mắc phải thì sẽ không đủ điều kiện để đi làm việc tại Nhật. Cụ thể:

Nhóm bệnh tim mạch: 

  • Nhồi máu cơ tim.
  • Suy tim.
  • Tim bẩm sinh.
  • Viêm cơ tim.
  • Loạn nhịp tim.
  • Suy mạch vành.
  • Người phải mang bên mình máy tạo nhịp tim.
  • Viêm tắc tĩnh mạch.
  • Người gặp phải các di chứng sau tai biến mạch máu não.
  • Viêm tắc động mạch.

Nhóm bệnh hô hấp:

  • Ung thư phổi.
  • Áp xe phổi.
  • Hen phế quản.
  • Tâm phế mạn.
  • Bệnh lao phổi.
  • Khí phế thũng.
  • Viêm dày dính màng phổi.
  • Tràn dịch màng phổi.
  • Tắc nghẽn hô hấp.
  • Xơ phổi.

Nhóm bệnh tiêu hóa

  • Áp xe gan.
  • Xơ gan.
  • Cổ chướng.
  • Sỏi mật.
  • Ung thư gan.
  • Lách to.
  • Ung thư tiêu hóa.
  • Vàng da.
  • Viêm gan A, B hoặc C.

Nhóm bệnh nội tiết

  • Đái nhạt.
  • Đái tháo đường.
  • Cường giáp.
  • Suy tuyến thượng thận.
  • Suy tuyến giáp.
  • U tuyến thượng thận.

Nhóm bệnh thận và tiết niệu:

  • Suy thận.
  • Thận hư nhiễm mỡ.
  • Đau thận
  • Viêm cầu thận cấp mãn tính.
  • Sỏi đường tiết niệu.

Nhóm bệnh thần kinh:

  • U não Parkinson.
  • Bệnh u tuyến ức.
  • Động kinh.
  • Xơ hóa cột bên teo cơ.
  • Di chứng bại liệt.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống.
  • Rối loạn vận động.
  • Liệt chi.

Nhóm bệnh tâm thần:

  • Hysteria.
  • Rối loạn cảm xúc.
  • Nghiện rượu.
  • Tâm thần phân liệt.
  • Nghiện ma túy.

Nhóm bệnh cơ quan sinh dục

  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư vú
  • Ung thư dương vật
  • Sa sinh dục
  • Ung thư bàng quang
  • U xơ tuyến tiền liệt
  • U nang buồng trứng

Nhóm bệnh cơ xương khớp

  • Loãng xương nặng
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Viêm xương
  • Cụt chi

Nhóm bệnh da liễu và hoa liễu

  • HIV, AIDS
  • Bệnh lậu
  • Vảy nến
  • Hồng ban nút
  • Vảy rồng
  • Pemphigus các thể
  • Viêm da mủ
  • Loét lâu lành
  • Nấm sâu, nấm hệ thống
  • Các thể lao da
  • Viêm tắc động mạch
  • Viêm da mủ hoại tử
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Hồng ban nút do lao
  • Bệnh Porphyria
  • Bệnh hệ thống tạo keo
  • Bệnh Duhring
  • Bệnh phong 
  • Các bệnh về da liễu do virus, vi khuẩn hoặc nấm đang điều trị hoặc chưa khỏi.

Nhóm bệnh về mắt

  • Quáng gà
  • Sụp mi độ 3 trở lên
  • Đục nhân mắt
  • Thoái hóa võng mạc
  • Thiên đầu thống
  • Các bệnh mắt cấp tính
  • Viêm màng bồ đào
  • Viêm thần kinh thị giác

Nhóm bệnh tai – mũi – họng

  • Lao phổi
  • Áp xe phổi
  • Xơ phổi
  • Hen phế quản
  • Tâm phế mạn
  • Tràn dịch màng phổi
  • Khí phế thũng
  • Tắc nghẽn đường hô hấp
  • Ung thư phổi
  • Viêm dày dính màng phổi

Nhóm bệnh Răng – hàm – mặt

  • U nang xuất hiện ở vùng răng miệng, hàm mặt.
  • Dị tật vùng hàm mặt

Những lưu ý trong quá trình khám sức khỏe đi Nhật Bản

Để quá trình khám sức khỏe diễn ra thuận lợi, hạn chế xảy ra sai sót, khi đi khám tổng quát các ứng viên nên lưu ý một số vấn đề sau

Khám sức khỏe đi Nhật nên ưu tiên chuẩn bị gì?

Cụ thể, trước khi đi khám nên:

  • Gọi điện thoại tới bệnh viện hoặc cơ sở khám sức khỏe đã đặt lịch để các nhận lại địa chỉ, thời gian, chi phí cùng một số yêu cầu trước khi khám.
  • Mang theo giấy khám sức khỏe theo mẫu yêu cầu, CMND/CCCD và tiền.

Sau khi khám:

  • Kiểm tra lại toàn bộ thông tin trên giấy khám sức khỏe xem đã đúng hết chưa.
  • Chắc chắn bác sĩ đã xác nhận cũng như điền đầy đủ các mục trong giấy khám sức khỏe và ký xác nhận bên dưới.

Các xét nghiệm cần thiết khi khám sức khỏe đi Nhật Bản

Người lao động đăng ký tham gia các chương trình XKLĐ đi Nhật khi khám sức khỏe sẽ phải khám tổng quát toàn bộ, bao gồm:

  • Đo thị lực, thính lực.
  • Khám nội, khám ngoại.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra nhóm máu làm các xét nghiệm có mắc viêm gan A, B, C hay các bệnh truyền nhiễm hay không?
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Điện tâm đồ.
  • Chụp X-quang phổi.
Một số xét nghiệm cần có khi khám sức khỏe đi Nhật mới nhất

Một số xét nghiệm cần có khi khám sức khỏe đi Nhật mới nhất

Trước khi chính thức được đi XKLĐ tại Nhật, các ứng viên phải tham gia khám sức khỏe 2 lần:

  • Lần 1: Trước khi thi tuyển.
  • Lần 2: Trước khi xuất cảnh sang Nhật từ 10 – 15 ngày.

Thông thường người lao động sẽ mất khoảng 2 – 3h để có thể hoàn thành tất cả các bước. Kết quả cuối cùng sẽ được trả về trực tiếp tại công ty sau 2 ngày khám, kèm theo hồ sơ lý lịch của người lao động.

Chi phí khám sức khỏe 

Chi phí khám sức khỏe phụ thuộc hoàn toàn vào việc lựa chọn địa chỉ khám. Thông thường, chi phí khám sức khỏe tại các cơ sở y tế hay bệnh viện công sẽ có mức chi phí thấp hơn các cơ sở tư nhân. Tuy nhiên thời gian chờ sẽ khá lâu do số lượng người cần khám bệnh rất lớn.

Các công đoạn khám để đáp ứng điều kiện sức khỏe đi Nhật Bản bao gồm: Khám nội tổng quát, khám thể lực, khám cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh…Mức phí có thể giao động từ 700.000 – 1.200.000 VNĐ cho một lần khám.

Nên khám sức khỏe để đi Nhật Bản ở địa chỉ nào?

Thực tế, khám sức khỏe để đi Nhật hay đi làm việc tại bất kỳ quốc gia nào không có quy định bắt buộc về bệnh viện hay cơ sở y tế nào đó. Tất cả các bệnh viện công hay cơ sở tư nhân đều sẽ có đầy đủ các trang thiết bị để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ này. 

Nên khám sức khỏe để đi Nhật tại các bệnh viện lớn, uy tín

Nên khám sức khỏe để đi Nhật tại các bệnh viện lớn, uy tín

Tuy nhiên, hãy ưu tiên lựa chọn những bệnh viện lớn, được cấp phép, đủ tiêu chuẩn khám sức khỏe đi nước ngoài, điển hình như:

  • Ở Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bắc Thăng Long, Bệnh viện 19/8 (Bộ Công an). Bệnh viện 354 (Bộ Quốc phòng).
  • Ở TP.HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện đa khoa Sài Gòn

Một số lưu ý khác 

  • Thứ nhất: Để có kết quả chính xác nhất khi đi khám sức khỏe, trước đó, bạn không nên uống các loại đồ uống có cồn, có gas, hút thuốc lá hay ăn các loại đồ ngọt. Bên cạnh đó, nếu quãng đường đi chuyển xa thì cũng không nên uống thuốc say xe, bởi loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến kết quả chung.
  • Thứ hai: Với các trường hợp lao động cố ý vi phạm quy định về khám sức khỏe khi sang Nhật thì có thể bị trả về nước. Khi đó, người lao động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
  • Thứ ba: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe đi Nhật chỉ có hiệu lực trong thời gian 3 tháng. Vì vậy, hãy để ý thời gian khám bệnh hợp lý, nhằm đảm bảo giấy khám sức khỏe vẫn còn hiệu lực.
  • Thứ tư: Sau khi qua Nhật, người lao động vẫn sẽ được các công ty tiến hành khám lại. Nếu không đủ điều kiện sức khỏe hoặc thông tin sai lệch so với giấy khám sức khỏe tại Việt Nam thì sẽ bị trả về.

Một số câu hỏi về điều kiện sức khỏe đi Nhật phổ biến

Dưới đây là những thắc mắc thường gặp, cùng với đó là những giải đáp chi tiết của chúng tôi:

Bị loạn thị có thể qua Nhật làm việc được không?

Trong danh sách những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe đi Nhật thì chưa nêu rõ về bệnh loạn thị. Tuy nhiên, nếu mức độ bị loạn thị quá nặng, gây cản trở đến quá trình làm việc thì các đơn vị tại Nhật Bản cũng sẽ không nhận.

Vì vậy, nếu như đang gặp phải tình trạng này, hãy cố gắng bồi bổ cho mắt, cũng như duy trì các thói quen tốt với mắt để có thể nhanh chóng cải thiện.

Bị bệnh mù màu có đủ điều kiện sức khỏe đi Nhật không?

Mù màu là bệnh lý liên quan tới khả năng phân biệt màu sắc của mắt. Người bệnh có thể bị mù một màu hoặc mù nhiều màu. 

Bị mù màu vẫn có thể tham gia một số đơn hàng đi Nhật nhất định

Bị mù màu vẫn có thể tham gia một số đơn hàng đi Nhật nhất định

Thông thường các đơn hàng đi Nhật vẫn sẽ nhận người mắc bệnh mù màu. Tuy nhiên, với các đơn hàng đòi hỏi khả năng phân biệt màu sắc như in ấn, làm nông nghiệp, phân loại sản phẩm, dệt may, trồng hoa…thì sẽ không chấp nhận.

Có hình xăm trên người có được phép XKLĐ sang Nhật không?

Về cơ bản thì vẫn được phép, tuy nhiên, có một số ngành nghề sẽ yêu cầu cao về ngoại hình, không xăm trổ như dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn…Ngoài ra, một số ngành nghề khác, các chủ xí nghiệp sẽ bắt buộc phải ký cam kết xóa hình xăm thì mới được chấp thuận đỗ đơn hàng.

Bị cận thị có thể tham gia đơn hàng đi Nhật nào?

Mặt bằng chung của các ngành nghề tại Nhật Bản là yêu cầu thị lực mắt 6/10. Tuy nhiên với những đơn hàng như lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc…sẽ yêu cầu mắt 8/10.

Tùy mức độ cận nặng, nhẹ mà các công ty Nhật sẽ cân nhắc tuyển chọn lao động

Tùy mức độ cận nặng, nhẹ mà các công ty Nhật sẽ cân nhắc tuyển chọn lao động

Những người bị cận thị, từ khoảng 1 độ trở lại thì có thể tham gia các đơn hàng không yêu cầu cao về thị lực như: Bao bì, thực phẩm, nông nghiệp..

Bị viêm đường tiết niệu có đủ sức khỏe đi Nhật không?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở nhiều người. Bệnh này xuất hiện là do các vi khuẩn gây nên hoặc do mắc bệnh đường tiểu, thói quen sinh hoạt hoặc nhịn tiểu lâu liên tục…

Viêm đường tiết niệu có thể khắc phục sớm bằng cách sử dụng thuốc. Do đó, nếu như đi khám lại và không gặp bất kỳ vấn đề gì thì có thể đủ điều kiện sức khỏe đi Nhật.

Khám phá: Xuất Khẩu Lao Động Đi Nhật Cần Giấy Tờ Gì? Hồ Sơ Chi Tiết Nhất 

Kết luận

Trên đây là những thông tin về điều kiện sức khỏe đi Nhật nói chung cũng như những lưu ý quan trọng để quá trình khám sức khỏe diễn ra thuận lợi nhất. Nếu còn những thắc mắc liên quan đến sức khỏe đi Nhật hoặc đi các quốc gia khác, hãy liên hệ với LACOLI để được giải đáp chi tiết nhất.

Tin Liên Quan