Món Ăn Truyền Thống Của Nhật Bản Vào Dịp Tết Nhất Định Không Thể Lỡ

Mặc dù đón tết dương như phương Tây, song ngày Tết của xứ sở hoa anh đào vẫn đậm nét văn hoá riêng. Điều này được thể hiện rõ qua những món ăn truyền thống của Nhật Bản vào dịp Tết. Nếu bạn đang học tập và làm việc tại Nhật Bản, muốn tìm hiểu nét văn hóa của xứ sở hoa anh đào, vậy hãy cùng laodongxuatkhaunhatban.net tìm hiểu để thấy nét đặc biệt của nó nhé.

Người Nhật ăn tết âm hay tết dương?

Người Nhật Bản đón tết ngày âm hay ngày dương?

Người Nhật Bản đón tết ngày âm hay ngày dương?

Tết trong văn hoá Nhật Bản được gọi là Oshougatsu, hay Chính Nguyệt, nó bắt nguồn từ văn hoá đón vị thần năm mới mang tên Toshigami Sama. Đây là vị thần tượng trưng cho may mắn, sức khỏe và tài lộc. 

Trước đây, Nhật Bản cũng đón tết âm như người Việt. Tuy nhiên, trên cơ sở ưu tiên phát triển kinh tế, đến nay xứ phù tang đã chuyển sang đón tết dương, tức vào ngày đầu tháng 1 dương lịch. Nhưng dù đón Tết theo cách nào, đây vẫn là kỳ nghỉ được cả nước mong đợi.

Tết ở Nhật cũng là khoảng thời gian cho gia đình sum họp, anh em con cháu bè bạn sẽ tụ họp với nhau, cùng thăm hỏi, vui chơi, lễ chùa…, và cùng thưởng thức những món ăn truyền thống.

>> Xem thêm: Tết Đoan Ngọ Nhật Bản – Những Điều Thú Vị Bạn Nên Tìm Hiểu

Món ăn truyền thống của Nhật Bản vào dịp Tết nhất định phải thử

Bánh kagamimochi

Món ăn đầu tiên được kể đến ở đây là bánh truyền thống Nhật Bản – bánh Kagamimochi. Đây là loại bánh dày truyền thống của Nhật Bản, được làm từ gạo nếp dẻo, gạo nếp ngọt, không sử dụng chất bảo quản hay hương liệu. Một chiếc bánh hình thành cũng cần đôi bàn tay tỉ mỉ, khéo léo, tinh tế của các nghệ nhân.

Một chiếc kagamimochi thường gồm 2 chiếc mochi xếp chồng lên nhau, trông giống gương đồng xưa, từ đó mà thành tên. Người Nhật tin rằng, gương là nơi các vị thần trú ngụ, và bánh kagamimochi chính là sợi dây liên kết giữa người phàm với các vị thần.

Bánh kagamimochi Nhật Bản

Bánh kagamimochi Nhật Bản

Do đó, ăn bánh kagamimochi vào đầu năm, con người sẽ được thần linh ban toả phước lành, may mắn quanh năm, thuận hoà suốt tháng, sung túc an yên. Ngoài ra, hình tròn của chiếc bánh còn tượng trưng cho sự viên mãn, tượng trưng cho cuộc sôngs tròn đầy. Và hình ảnh bánh chồng bánh là hiện thân của may mắn tiếp may mắn, niềm vui nối niềm vui.

Toshikoshi Soba

Nhắc đến món ăn truyền thống ngày Tết Nhật Bản, sẽ là thiếu sót nếu không kể đến Toshikoshi Soba, tức là mì trường thọ. Món ăn ngày có nguồn gốc suốt từ thời Edo, và còn tồn tại đến tận hôm nay.

Người Nhật tin rằng vào ngày đầu năm mới, nếu ăn được một bát mì trường thọ, thì con người sẽ được thọ ngang trời đất. Ngoài ra, sợi mỳ ở đây cũng được làm dễ đứt hơn loại khác, với ý nghĩa sẽ cắt đi vận xấu trong năm cũ.

Toshikoshi Soba thường được thưởng thức kèm với tàu hũ chiên, cá trích hay tempura tôm, tuỳ theo phong tục từng vùng và khẩu vị cá nhân.

>> Xem thêm: Lễ Hội Hoa Anh Đào Hanami Tại Nhật Bản Có Gì Hấp Dẫn?

Osechi ryori

Osechi ryori là nét riêng không thể thiếu của tết Nhật

Osechi ryori là nét riêng không thể thiếu của tết Nhật

Thêm một món ăn truyền thống của Nhật Bản vào dịp Tết là Osechi ryori. Cũng như bánh chưng tại Việt Nam, Osechi ryori là nét riêng không thể thiếu của tết Nhật. Đây là tên gọi của bữa ăn đầu tiên trong năm mới, thường được người bà, người mẹ trong nhà chuẩn bị trước ngưỡng cửa xuân sang.

Xuất hiện từ thời Edo và không ngừng lưu giữ, phát triển cho đến ngày nay, Osechi ryori trở thành nét văn hoá ẩm thực Nhật Bản riêng biệt, thành món ăn truyền thống của xứ sở này. Sự tỉ mỉ trong chế biến, cẩn thận trong trình bày, chăm chút trong chất lượng thức ăn, tất cả đã làm nên một món ăn không thể thiếu trong gia đình Nhật mỗi độ xuân về.

Osechi ryori là tập hợp của nhiều loại món ăn với nhau. Và khi bày biện, người ta không đơn giản bày nó ra đĩa, mà đựng trong hộp jubako. Chiếc hộp nhỏ bé ấy lại có ý nghĩa to lớn, sâu sắc lạ kỳ.

Theo truyền thống, một hộp jubako thường có 4 tầng:

  • Tầng đầu tiên – Ichi no Ju: mang ý nghĩa năm mới bình an, tốt lành. Các món ở tầng này thường là trứng cá trích muối, cá sấy, đậu đen bung… – những món ăn tốt cho sức khỏe.
  • Tầng thứ 2 – Ni no Ju: Tầng tập trung những món ngọt, như rong biển cuộn, trứng cuộn Datemaki, bánh hạt dẻ…
  • Tầng thứ 3 – San no Ju: Tầng tập trung các món hải sản như tôm, cá, mực…, được gọi với tên “niềm hạnh phúc của biển cả”.
  • Tầng thứ 4 – Yo no Ju: Tầng tập trung những sản vật quen thuộc như củ sen, nấm, hạt sen, cà rốt, có ý nghĩa là “niềm hạnh phúc từ vùng núi”, đem đến sự hài hòa trong âm dương đất trời.

Cháo Nanakusagayu

Một món ăn truyền thống của Nhật Bản vào dịp Tết khác là cháo Nanakusagayu, còn được biết đến với tên cháo thất thái. Món cháo này được làm từ 7 loại rau truyền thống của Nhật là cần ta, rau câu, cải cúc, cải cúc Nhật, tinh thảo, củ cải tròn. Tất cả đều là những thảo mộc của mùa xuân.

Ozoni

Đây là món súp không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Nhật Bản. Ozoni được nấu từ nước Dashi, bánh gạo mochi, rau củ và thịt gà. Đây đều là những món ăn có ý nghĩa may mắn, do đó người Nhật tin rằng ăn Ozono vào đầu năm sẽ được thuận lợi suôn sẻ quanh năm.

>> Xem thêm: Visa Kỹ Sư Nhật Bản Là Gì? Gia Hạn Visa Mất Bao Lâu?

Vào đêm giao thừa, giữa thời khắc chuyển giao của đất trời vạn vật, cùng ngồi lại với nhau, trò chuyện tâm sự, thưởng thức món ăn truyền thống của Nhật Bản vào dịp Tết, còn gì tuyệt vời bằng. Những người đã và đang học tập, xuất khẩu lao động Nhật Bản, hãy cố gắng thử những món mới, thử một nét văn hoá mới, để mở rộng hiểu biết của mình.

Tin Liên Quan