
Lý do người lao động muốn chuyển việc làm là vì bất mãn với công ty đang làm về vấn đề tiền lương, chế độ đãi ngộ.
Thức nhất, một số công ty không tự tuyển người được mà phải qua dịch vụ môi giới. Tất nhiên khi qua dịch vụ môi giới thì công ty phải ít nhiều bỏ ra một khoản chi phí. Có nghĩa là để tuyển được người thì công ty đã phải trích kinh phí ra.
Thứ hai , thường những công ty sẵn sàng bỏ phí ra để tuyển người từ Việt Nam qua là những công ty làm ăn nghiêm túc và họ có tầm nhìn lâu dài. Do vậy họ có khuynh hướng muốn nhân viên (bao gồm cả người Việt Nam mà họ tuyển qua) gắn bó lâu dài với công ty. Vì lẽ này mà họ sẽ chọn bước đi chắc mà chậm bằng cách trả lương khởi điểm thấp và tăng dần sau khi họ cảm thấy chắc chắn về sự gắn bó với công ty cũng như tay nghề của lao động sau một thời gian dài thử thách.

Thứ ba, thường thì những công ty này cũng là những công ty chỉn chu vế thuế má, bảo hiểm và các khoản phúc lợi xã hội. Vì lẽ đó mà ngoài khoản trả lương cho lao động ra công ty cũng phải chịu một khoản tương đương với khoản mà lao động chịu.
Từ ba lý do trên đây mà công ty sẽ không thể chi ra để trả lương cao cho nhân viên mới. Đó cũng là lý do vì sao mà lao đông thường cảm thấy các công ty tuyển họ qua trả lương thấp và ấm ức, bất mãn, muốn chuyển việc.
Chuyển việc lương sẽ cao và điều kiện làm việc sẽ tốt hơn?
Đa số các trường hợp chuyển việc việc lương sẽ cao hơn lương công ty ký hợp đồng trước. Lý do là các trường hợp chuyển việc, người lao động thường tìm một việc có lương cao hơn rồi sau đó mới “nhảy”. Bởi không ai dại gì chuyển việc làm từ chỗ lương cao xuống chỗ lương thấp cả.
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chuyển nhầm chỗ. Hay vừa xin nghỉ làm ở công ty cũ và chưa kịp nhảy vào công ty mới thì công ty mới đã đổi ý không tiếp nhận. Hệ quả là người lao động phải bơ vơ tìm việc rồi nhi khi phải chấp nhận việc tệ hơn cả công ty ban đầu.
Các rủi ro khi chuyển việc làm tại Nhật Bản
Một rủi ro tiềm ẩn đó là khi cần các công ty Nhật sẵn sàng chi trả lương cao hơn mặt bằng để thu hút lao động. Tất nhiên khi không còn cần nữa thì họ cũng sẽ thẳng tay sa thải.

Chưa kể đến các công ty cho thuê lao động chuyên đi săn những người còn visa muốn chuyển việc rồi cho các công ty khác thuê lại để ăn chênh lệch. Tuy lương khá nhưng đa số là trái ngành (không gia hạn được visa) và khi gần hết hạn visa họ sẽ sa thải. Thậm chí gặp công ty “lỳ” họ sẽ dụ lao động cư trú bất hợp pháp. Đây là lý do vì sao mà thường khi chuyển việc lao động lại có lương cao hơn mức lương ở công ty đã bảo lãnh mình qua.
Như vậy, có 2 rủi ro chính khi chuyển việc tại Nhật đó là:
-Rủi ro mất việc giữa chừng.
-Rủi ro không gia hạn được visa
Các câu hỏi xoay quanh vấn đề chuyển việc làm tại Nhật
1: “Tôi có bao nhiêu thời gian để tìm việc mới sau khi nghỉ việc?
Trả lời: Trong vòng 3 tháng kể từ ngày nghỉ việc chính thức.
Tuy nhiên, trong vòng 14 ngày kể từ ngày nghỉ việc, bạn bắt buộc phải thông báo cho cục xuất nhập cảnh. Để thông báo cho cục xuất nhập cảnh, bạn có thể gọi điện thoại để được hướng dẫn; tải form thông báo trên website của cục xuất nhập cảnh, điền đầy đủ thông tin vào đó và gửi qua bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp.
Nếu bạn quên hoặc cố tình không thông báo thì thời hạn lưu trú còn lại sẽ bị hủy bỏ và bạn sẽ bị trục xuất.
Vừa đi làm vừa tìm việc | Nghỉ làm để tìm việc | |
Ưu điểm | Có thu nhập, không làm xáo trộn cuộc sống | Có nhiều thời gian để tìm kiếm một công việc tốt hơn |
Nhược điểm | Thời gian tìm việc kéo dài, thường phải tìm quang khu vực công ty đang làm để vừa làm, vừa tìm việc, để không bị bỏ lỡ những cuộc hẹn phỏng vấn quan trọng | Không có thu nhập nên buộc phải có một khoản tiết kiệm; áp lực phải tìm được việc mới trong vòng 3 tháng. |
Chính vì vậy nếu bạn định nghỉ việc hẳn để tìm việc mới thì bạn nên chắc chắn mình có 1 khoản tiết kiệm để chi trả sinh hoạt trong thời gian tìm việc.
3: “Tôi được xin trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc không?”
Trả lời: Bạn có thể nhận trợ cấp thất nghiệp (失業手当) khi có đủ các điều kiện theo luật lao động Nhật Bản. Quan trọng nhất là bạn phải đóng bảo hiểm lao động và làm đúng các thủ tục cần thiết. Nếu bạn bị doanh nghiệp Nhật Bản buộc thôi việc thì có thể xin trợ cấp thất nghiệp ngay sau khi nghỉ việc. Trường hợp bạn tự ý nghỉ việc để tìm kiếm công việc mới thì có thể đăng kí hưởng trợ cấp thất nghiệp ít nhất sau 3 tháng nghỉ.
4: “Tôi có phải làm lại visa khi chuyển việc mới không?”
Trả lời: Nếu công việc mới cùng ngành nghề với công việc cũ thì không cần làm lại thủ tục visa nữa. Tuy nhiên, bạn bắt buộc phải thông báo cho cục xuất nhập cảnh trong 14 ngày kể từ ngày đi làm công việc mới để tránh các rắc rối phát sinh trong những lần gia hạn visa sau này.

Trả lời: Bạn muốn chuyển sang công ty mới nhưng cần giữ hình đẹp với công ty cũ bởi bạn phải chuyển đổi nhiều loại giấy tờ như 年金 , bảo hiểm, xin giấy 退職証明書… Vì thế hãy cô gắng làm việc thật tốt tới ngày cuối cùng và nhớ thông báo sớm cho công ty trước 1 tháng. Hãy tôn trọng
luật pháp Nhật Bản và đơn vị tuyển dụng cũ của bạn nhé!
Để chuyển tới công ty mới, bạn cần báo lên cục xuất nhập cảnh và cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
