Văn Hóa Đi Tàu Điện Ở Nhật Có Gì Đặc Biệt? 

Ở Nhật Bản, phương tiện giao thông công cộng thông dụng và phổ biến nhất chính là tàu điện. Tàu điện được sử dụng nhiều là bởi vì nó vừa rẻ vừa nhanh và thuận tiện. Văn hóa đi tàu điện ở Nhật được xem là một nét văn hóa đặc sắc của xứ sở hoa anh đào. Cùng laodongxuatkhaunhatban.net tìm hiểu xem, đi tàu điện Nhật có gì khác biệt so với các nước khác không nhé!

Không gian tàu điện vừa đủ, không làm phiền nhau

Người Nhật có nét đặc trưng trong văn hóa đó là cái gì cũng chỉ xây dựng trong một không gian nhỏ, không quá rộng. Từ phòng ốc, nhà hàng hay ga tàu, khoang tàu,… Chúng ta cũng thường bắt gặp hình ảnh đông nghẹt, đông đầy trên tàu điện. 

Không gian trên tàu điện Nhật được thiết kế vừa đủ, không làm phiền nhau

Không gian trên tàu điện Nhật được thiết kế vừa đủ, không làm phiền nhau

Tuy chật chội là vậy nhưng người dân ở đây đều tôn trọng không gian riêng của người khác. Họ không phiền nhiễu đến nhau, chỉ quan tâm vào việc của mình.

>> Xem thêm: Khám Phá Những Trò Chơi Nhật Bản Truyền Thống Độc Đáo, Thú Vị

Văn hóa đi tàu điện ở Nhật phải biết nói lời xin lỗi

Từ tiếng Nhật “Sumimasen” có nghĩa là xin lỗi chính là từ được người Nhật sử dụng rất nhiều. Đây cũng là từ được dùng với nhiều nghĩa bởi không chỉ dùng để xin lỗi. Mà nó còn thể dùng để thể hiện cảm giác thoải mái và thời gian của người khác cũng cần tôn trọng. Như khi gặp nhóm người mải trò chuyện mà chắn đường thì chỉ cần nói Sumimasen thì họ sẽ nhường đường ngay cho bạn.

Khi ở trên tàu phải giữ yên lặng

Đi tàu điện tại Nhật Bản bản sẽ ít khi bắt gặp cảnh mọi người nói chuyện với nhau, đặc biệt là cả tiếng chuông điện thoại cũng được tắt. Có nhiều người còn tắt cả nguồn điện thoại, đây là nét văn hóa đi tàu điện Nhật Bản thể hiện sự văn minh, lịch sự. Để không gây ồn thì bạn có thể nhắn tin thay vì nói chuyện ồn ào trên tàu điện sẽ ảnh hưởng đến người xung quanh.

An toàn khi nói chuyện với người lạ

Một nét đặc sắc khi đi tàu điện ở người Nhật nữa chính là việc giao tiếp với người lạ. Khi nói chuyện với người lạ trên tàu điện thì luôn giữ khoảng cách và an toàn.

Khi bạn đi tàu điện ngầm mà quên mang thẻ hay lên nhầm bến, đi quá bến? Mà vốn tiếng Nhật của bạn không được tốt lắm, sợ nói sai, sợ người Nhật không hiểu?

Văn hóa đi tàu điện ở Nhật giao tiếp an toàn với người lạ

Văn hóa đi tàu điện ở Nhật giao tiếp an toàn với người lạ

Khi gặp những tình huống không may xảy ra như vậy thì cũng đừng ngại ngùng hay lo sợ. Bạn hãy mạnh dạn nói chuyện cùng với bất cứ người nào bạn gặp để tìm kiếm sự giúp đỡ. Bởi người Nhật khá là thân thiện và rất thông cảm với người khác. Bởi vì, văn hóa đi tàu điện ở Nhật đó là luôn an toàn tuyệt đối nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Tại Nhật, có rất nhiều dòng kẻ đậm trên đường để giúp người đi đường có thể đứng ở vị trí an toàn với tàu. Đối với một số nhà ga cũ thì sẽ có những nhân viên để nhắc nhở mọi người đứng an toàn khi tàu tới và rời bến. 

Khi tới giờ cao điểm, sẽ có những nhân viên làm hàng rào để giữ người đi tàu di chuyển an toàn và nhanh chóng. Vì vậy, vào thời điểm cao điểm, cả sân ga đều chật kín người thì vẫn giữ được sự ổn định không bị hỗn loạn. 

Những hành khách cần phải đứng chờ ở sau vạch kẻ và cho đến khi không còn ai muốn xuống tàu thì mới được lên. Các thang máy thang cuốn lên xuống đều có chỉ dẫn rõ ràng và cần tất cả mọi người phải tuân theo.

>> Xem thêm: Khám Phá Những Trò Chơi Nhật Bản Truyền Thống Độc Đáo, Thú Vị

Văn hóa đi tàu điện ở Nhật luôn có môi trường sạch sẽ

Ở nhà ga hay trên tàu điện thì đều có nhân viên vệ sinh luôn hút bụi, lau sạch và khử trùng mọi thứ. Thùng rác cũng không có nhiều nhưng mọi người ở đây vẫn luôn có ý thức chỉ vứt rác ở nơi quy định. Trong nhà ga, sân tàu hay trên khoang tàu thì đều sẽ nghe thấy những âm thanh thư giãn nhẹ nhàng phát ra từ loa.

Môi trường tàu điện Nhật luôn sạch sẽ và thông thoáng

Môi trường tàu điện Nhật luôn sạch sẽ và thông thoáng

Giữ trật tự và tuân thủ giờ giấc khi đi tàu điện

Văn hóa đi tàu điện ở Nhật, bạn sẽ không phải chịu tình trạng người khác nói chuyện to tiếng ồn ào. Bởi vì mỗi người đều có ý thức cao trong việc giữ gìn trật tự chung. Nhân viên tàu cũng đề nghị mỗi hành khách đều để điện thoại ở chế độ im lặng và hạn chế gọi điện thoại.

Nếu bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, có cơ hội sống và làm việc tại đất nước này và đi tàu điện ngầm rồi thì bạn sẽ nhận thấy rằng có rất nhiều người ngủ ở trên tàu. Nhưng dù có ngủ thì họ vẫn có thể tỉnh dậy và xuống đúng ga mà tàu sắp dừng. Họ làm sao có thể làm được chính xác như vậy? 

Thật ra, các chuyến tàu điện sẽ chạy theo một lịch trình chính xác và có quy luật. Những hành khách có thể cài đặt những chuông báo thức trên điện thoại của họ. Đến giờ, chuông điện thoại sẽ đổ chuông và nhắc nhở họ tỉnh dậy để lên hoặc xuống ga mình mong muốn.

Có khoang riêng cho đối tượng ưu tiên, phụ nữ mang thai, có con nhỏ

Khi chúng ta đi tàu điện ngầm tại Nhật vào giờ cao điểm sẽ thấy được khoang tàu dành cho đối tượng được ưu tiên. Những đối tượng đó là phụ nữ, học sinh và trẻ em sẽ có khoang dành riêng cho họ và có biển báo rõ ràng. Những khoang này sẽ giúp đảm bảo được an toàn cho những đối tượng này.

Văn hóa đi tàu điện ở Nhật không có khái niệm nhường ghế

Văn hóa đi tàu điện ở Nhật không có khái niệm nhường ghế

Hệ thống tàu sẽ luôn có sự quan tâm chăm sóc tốt nhất dành cho các bà mẹ ở ngay những tháng đầu mang thai. Chương trình tặng móc chìa khóa có biểu tượng “Maternity Mark” là để những hành khách quan tâm đến an toàn của những bà mẹ.

Chính vì điều này mà khi đi tàu điện ở Nhật Bản bạn sẽ không bao giờ bắt gặp cảnh người trẻ nhường ghế cho người già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Cho dù những đối tượng này có đứng, bạn nhường ghế thì họ cũng sẽ không ngồi. 

Văn hóa đi tàu điện ở Nhật thể hiện ở đội ngũ nhân viên

Đội ngũ nhân viên tại đây luôn luôn nhiệt tình và sẵn sàng hỗ trợ các hành khách trong suốt chuyến đi. Nguyên túc với nghề, tôn trọng và hết mình giúp đỡ hành khách luôn là tiêu chí đầu tiên của nhân viên tàu. Công việc mỗi ngày của nhân viên tàu cần làm là phải đảm bảo được việc lên và xuống tàu được an toàn, nhanh chóng. Nhất là những giờ cao điểm, để càng nhiều người lên tàu là tốt nhất, nhưng an toàn vẫn là điều trọng yếu nhất.

>> Xem thêm: Mức Lương Cơ Bản XKLĐ Nhật Bản Thực Tế Hiện Nay Là Bao Nhiêu?

Có thẻ bằng chứng trễ tàu

Những chuyến tàu hầu hết đều đến và rời ga đúng giờ. Ki tàu bị chậm hơn 1 phút thì cũng sẽ được thông báo bằng hệ thống loa công cộng. Nhưng nếu chuyến tàu bị trễ hơn 5 phút, các hành khách trên tàu sẽ nhận được thẻ có tên “bằng chứng tàu trễ giờ”. Những thẻ này sẽ giúp cho hành khách không bị gặp vấn đề khi đến muộn.

Người Nhật thường ngủ khi đi tàu điện

Một trong những nét văn hóa đi tàu điện ở Nhật mà bạn bắt gặp chính là họ thường ngủ trên tàu. Mục tiêu sống của người Nhật chính là công việc, họ luôn làm việc hết mình và bị quá sức thường xuyên. Chính vì vậy, khi đi tàu điện sẽ là khoảng thời gian họ tranh thủ cho giấc ngủ của mình. 

Người Nhật thường xuyên ngủ gật khi đi tàu điện

Người Nhật thường xuyên ngủ gật khi đi tàu điện

Văn hóa đi tàu điện Nhật Bản: Oshiya (Nghề đẩy khách)

Nếu bạn đang sinh sống và học tập tại Nhật Bản, bạn cũng thường xuyên đi tàu điện thì chắc hẳn sẽ biết được tình trạng tàu vào giờ cao điểm. Đây là lúc hành khách đi tàu rất đông và chật cứng trên tàu.

Vì vậy mà nghề “đẩy khách” khi đi tàu điện tại Nhật ra đời, các nhân viên tàu sẽ nhồi nhét hành khách sao cho vừa đủ và kịp giờ xuất phát.

Vậy là bạn đã cùng nhau tìm hiểu qua những văn hóa đi tàu điện ở Nhật Bản qua nội dung trên. Qua đó, bạn có thể thấy được sự văn minh và tôn trọng trọng của người Nhật khi tham gia giao thông công cộng. Nếu đi du học hay làm việc tại Nhật thì bạn hãy thử trải nghiệm những nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản khi đi tàu điện nhé!

Tin Liên Quan