Kinh nghiệm để trúng tuyển đơn hàng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Trước tiên, xin được chào đón các bạn đã đăng ký tham gia chương trình thực tập kỹ năng tại Nhật bản. Có thể có những bạn đã tìm hiểu sơ qua hoặc cũng có bạn chưa hiểu rõ về chương trình thực tập kỹ năng tại Nhật bản, những thuận lợi, những khó khăn, rào cản ngôn ngữ, những điều tưởng như đơn giản trong cuộc sống thường ngày ở Việt Nam nhưng lại trở nên phức tạp khi sinh sống ở nước bạn. Trong quá trình tham gia thi tuyển, sau khi trúng tuyển, các bạn sẽ được chúng tôi đào tạo, trau dồi khả năng tiếng nhật và kiến thức về cuộc sống, văn hóa, tập quán sinh hoạt, làm việc của người Nhật để các bạn có được hành trang vững chắc trước khi bắt đầu quá trình thực tập tại Nhật bản. Hơn nữa chúng tôi cũng sẽ đồng hành với các bạn trong suốt quãng thời gian các bạn thực tập, sau khi các bạn về nước để tư vấn, giúp đỡ kịp thời mỗi lúc bạn khó khăn.

Các bạn đang muốn tìm một công việc để thu thập kinh nghiệm cần thiết, để khỏi bỡ ngỡ trước khi phỏng vấn các đơn hàng đi Thực tập sinh Nhật Bản. Thế nhưng hiện nay nếu đi Thực tập sinh kỹ năng và làm việc tại Nhật Bản thì việc đầu tiên các bạn phải qua một đợt phỏng vấn với các Nghiệp đoàn và Công ty của Nhật Bản. Những kỹ năng cần thiết khi đi phỏng vấn để đi Thực tập sinh Nhật Bản là gì:
– Trước khi bước vào các cuộc phỏng vấn thì các bạn sẽ có số báo danh đã được Cán bộ công ty phát cho các bạn. Khi được Nhà tuyển dụng gọi vào phỏng vấn thì Bạn sẽ gõ cửa 03 tiếng đồng thời nói to câu xin phép vào bằng tiếng Nhật. Khi được sự đồng ý cho phép vào thì các bạn bước vào và đứng trước nhà tuyển dụng và chào theo đúng tư thế mà Giáo viên đã hướng dẫn cho các bạn. Khi được nghe Nhà tuyển dụng mời ngồi thì các bạn mới được ngồi và phải xin phép trước khi ngồi nhé.

– Trong suốt và trình phỏng vấn bạn thường trải qua những câu hỏi cơ bản sau:

1. Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân?
* Đây là câu hỏi thường gặp tuy nhiên cũng là câu hỏi rất quan trọng đối với bạn. Nếu trả lời không khéo bản sẽ dễ mắc vào luẩn quẩn, mâu thuẫn với các câu hỏi sau. Cũng chính nhờ câu hỏi này mà Nhà tuyển dụng biết được tính cách, trình độ của bạn và tiếp tục đưa ra những câu hỏi hóc búa sau này.
* Lời khuyên: – Người Nhật rất hay để ý đến sắc thái gương mặt của bạn. Bạn hãy tỏ vẻ tự tin và trả lời thật thoải mái. Đừng quá sợ sệt mà mất đi phong thái của bạn tuy nhiên cũng đừng tự tin quá lại trở thành sự phản cảm đối với họ. Thay vào đó bạn hãy luôn tươi cười và hãy nhìn thẳng vào mắt của họ. Trả lời dứt khoát và đừng tốn quá nhiều thời gian cho những lời giải thích. Hãy thể hiện mình là người cẩn thận trong công việc, thật thà và luôn luôn biết lắng nghe. Đây là những đức tính được người Nhật đánh giá rất cao.
– Về phần giới thiệu Bản thân Bạn cần nói rõ ràng mà trôi chảy những ý sau:
1.1. Xin chào ( lần đầu tiên)
1.2. Tôi tên là:……….
1.3. Năm nay bao nhiêu tuổi ?
1.4. Đến từ đâu ?
1.5. Gia đình có bao nhiêu người ?
1.6. Chuyên muôn ?
1.7. Sở thích ?
1.8. Nguyện vọng ?
1.9. Cam kết
1.10. Mong được giúp đỡ

Tư thế ngồi cũng là yếu tố quan trọng

2. Bạn đã từng làm ở đâu và tại sao lại nghỉ việc tại công ty cũ?
* Đây là cơ hội tốt cho bạn thể hiện sự chăm chỉ, cố gắng vươn lên trong công việc của bạn. Bạn nên tránh trả lời những câu sau: việc làm cũ nhàm chán; việc làm nhiều áp lực hoặc việc quá vất vả; Sếp khó tính; ..
* Lời khuyên: Người Nhật đánh giá cao sự trung thành cũng như cố gắng hết mình trong công việc. Hãy trả lời ý như: Tôi muốn tìm một việc làm phù hợp để có thể phát huy hết bản thân; Tôi muốn được làm việc tại các công ty Nhật vì tôi muốn học cách làm việc của người Nhật…

3. Điểm mạnh của bạn là gì?
* Đây là lúc thể hiện sự hiểu biết của bạn trong công việc. Bạn hãy nói một cách thật thoải mãi những gì bạn biết và nên chuyên sâu về vấn đề đó.
* Lời khuyên: Bạn đừng nên kể miên man. Như vậy sẽ vừa mất thời gian mà đôi khi lại động đúng vào lĩnh vực chuyên sau của nhà tuyển dụng thì họ sẽ hỏi bạn đến cùng.
4. Nhược điểm của bạn là gì?
* Đây là câu hỏi mà nếu không cẩn thận bạn sẽ rất dễ bị mất điểm.
* Lời khuyên: Hãy trả lời những điểm mà nếu có mắc phải cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc như là: Giải quyết công việc còn chậm hay chưa nắm rõ về một lĩnh vực nào đó. Nhưng nhớ là đừng trả lời những gì mà khiến cho người Nhật đánh giá bạn là không cẩn thận nhé.
5. Tại sao Bạn muốn đi Thực tập sinh tại Nhật Bản?
* Đây là câu hỏi mà thể hiện sự cẩn thận của bạn. Bạn hãy thể hiện là mình đang là người rất cần tìm việc làm và đã tìm hiểu kỹ về công việc mà công ty đang tuyển dụng.
* Lời khuyên: Bạn hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và thể hiện là nếu được làm việc tại công ty thì chắc chắn là bạn sẽ gắn bó lâu dài.
6. Sau 03 làm việc tại Nhật Bản Bạn muốn tiết kiểm được bao nhiêu tiền ?
* Đây có lẽ là câu hỏi khó đối và nhạy cảm với nhiều ứng viên khi đi tìm việc làm. Bởi lẽ đó cũng là 1 phần quyết định khiến cho bạn có được nhà tuyển dụng đồng ý hay không.
* Lời khuyên: Hầu hết các công ty Nhật đều có một mức lương sàn cho tất cả các lĩnh vực Nên bạn nên chú ý là đừng đòi hỏi quá cao. Còn việc trả lời thấp thì cũng vẫn được chấp nhận vì nếu thấp dưới mức sàn của họ thì họ sẽ vẫn cho bạn bằng mức sàn. Còn nếu tuyển dụng bạn làm quản lý thì hãy lựa mức lương phù hợp để trả lời nhé.
7. Bạn sẽ làm gì với số tiền có được khi về nước ?
* Đây có lẽ cũng là câu hỏi khó đối và nhạy cảm với nhiều ứng viên khi đi tìm việc làm. Bởi lẽ qua đó Nhà tuyển dụng sẽ hiểu một phần nào về định hướng tương lai của các bạn và đây cũng là lý do quyết định khiến cho bạn có được nhà tuyển dụng đồng ý hay không.
* Lời khuyên: Người Nhật có suy nghĩ sống về tinh thần tập thể rất cao nên khi các bạn trả lời câu hỏi này cần chú ý có thiên hướng lao cho công việc của mình khi về nước, lo cho cuộc sống của gia đình, lo cho con cái ăn học,…
MỘT VÀI ĐIỂM CHÚ Ý NHO NHỎ:
* Thứ nhất, điều kiện cần là năng lực tiếng Nhật, đọc hiểu ít cũng phải cấp 2, đàm thoại thì phải cấp 3. Bài kiểm tra năng lực Nhật ngữ trong các buổi phỏng vấn chủ yếu là dịch Việt – Nhật, Nhật – Việt tương đương cấp 2. Sau đó là trả lời phỏng vấn bằng tiếng Nhật với các câu hỏi thông dụng nhất, ít lắt léo hay thử thách. Khi trả lời, cách truyền đạt có thể quan trọng hơn nội dung. Do đó chỉ cần tập luyện trước ở nhà một số câu phổ biến như 自己紹介してください;今まで、経験について紹介してください;日本の印象はどうですか;自分の短所と長所を簡単に話してください。。。
* Thứ hai, cũng là quan trọng nhất, là phải sử dụng thành thục kính ngữ khi nói chuyện, để bày tỏ được thái độ khiếm tốn qua ngôn từ, cách chào hỏi khi gặp, khi chào tạm biệt, cũng như thái độ biết ơn vì người ta đã dành thời gian để tiếp xúc với mình. Cách nhìn tiêu cực thì có thể cho rằng đó là sự sáo rỗng không cần thiết. Nhưng nếu biết được hoàn cảnh lịch sử và địa lý của Nhật thì sẽ hiểu được nguồn gốc của phong cách giao tiếp này, đồng thời nảy sinh sự thông cảm và dễ dàng áp dụng vào bản thân.
* Thứ ba, có cần thiết bộc lộ khả năng và thành tích của bản thân hay không? Dường như người Nhật đánh giá cao sự khiêm tốn và tinh thần sẵn sàng học hỏi hơn những thành tích cá nhân! Người Nhật đề cao những giá trị giúp duy trì sự hài hòa và bình ổn của xã hội. Vì phải rất thận trọng xây đắp và gìn giữ tập thể nên dẫn đến việc người Nhật tương đối kín đáo khi bộc lộ cá tính riêng.
Những nguyên tắc này là những điều cơ bản nhất, các bạn đừng vội quên mà hãy ghi nhớ và áp dụng nó trong những buổi phỏng vấn của bạn nhé! Chúc các bạn tìm được công việc như ý!!!
Trên đây là những kinh nghiệm cơ bạn trong buổi phỏng vấn. Khi các bạn tham gia chương trình đào tạo để đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Công ty Vinafor sẽ được Chúng tôi hướng dẫn và đào tạo chi tiết để các bạn có cơ hội trúng tuyển cao nhất.
Chúc các bạn áp dụng tốt !

Tin Liên Quan