Phong tục ngày tết của Nhật bản

Phong tục ngày Tết Nhật Bản có nhiều điểm giống Việt Nam như dọn dẹp nhà cửa, đi lễ chùa, lì xì … Tuy nhiên, Nhật lại đón Tết Dương chứ không phải Âm lịch.

Phong tục Tết Nhật Bản

Ở thời kì cổ đại, Nhật Bản cũng tổ chức lễ Tết theo Âm lịch giống như Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 1873, Nhật Bản chuyển sang ăn Tết theo Dương lịch giống Châu Âu. Nhật gọi ngày Tết là “Oshogatsu”.

Phong tục đón Tết ở Nhật Bản

Dù đã chuyển sang đón Tết Dương lịch từ gần 2 thế kỷ nay nhưng phong tục đón năm mới của Nhật vẫn mang đậm nét Á Đông, cùng các phong tục truyền thống lâu đời của “xứ sở hoa anh đào”.

Trang trí đón năm mới

Trước khi trang trí đón năm mớ, người Nhật có tục lệ làm tổng vệ sinh (Susuharai) để loại bỏ những điều không may và đón năm mới.

Treo shimenawa trước cửa nhà

khám phá Tết Nhật Bản

Người Nhật Bản thường treo shimenawa ở trước của nhà vào những ngày đầu năm mới với ý nghĩa trừ đuổi ma quỷ, chào đón các vị thần và những điều may mắn. Cách trang trí của shimenawa có thể khác nhau ở mỗi nhà nhưng nhìn chung, chúng đều mang những màu sắc sặc sỡ, ấm cúng, tượng trưng cho những điều bình yên, tốt lành.

Đặt Kadomatsu ( 門松) cạnh cửa

 Tết Nhật Bản

Kadomatsu là phong tục trang trí cây tùng trước cửa nhà. Kadomatsu được làm từ cành thông sắp xếp theo số lẻ, 3 ống tre tươi và mai để đón Thần năm mới. Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây tùng.

Lý do người Nhật trang trí Kadomatsu:

  • Cây này luôn xanh tươi, sắc, nhọn trẻ mãi không già
  • Tượng trưng cho sự thanh khiết và sức sống mãnh liệt
  • Có thể diệt trừ ma quỷ

Đặt Wakazari trong bếp

Wakazari - Phong tục Tết Nhật Bản

Treo Wakazari ở bếp, với ý nghĩa tạ ơn những vị thần lửa và thần nước đã đem lại bữa cơm gia đình ấm no, cuộc sống sung túc cho người Nhật.

Wakazari là một vòng tròn được bện bởi một đoạn dây thừng, và được kết hoa ở phía đầu, chỗ móc treo. Bên cạnh đặt trong bếp, Wakazari còn được treo ở mui xe ô tô, xe đạp để cầu bình an khi đi đường.

Thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần

thắp hương - phong tục Tết Nhật Bản

Giống như Việt Nam, người Nhật Bản cũng cúng tổ tiên, các vị thần vào đêm giao thừa. Họ đặt các loại bánh Tokonoma, bánh dầy lên bàn thờ nhằm tỏ lòng thành kính, và mong nhận được sự phù hộ của các thần linh. Khi ăn sẽ dùng đũa nhọn cả 2 đầu vì cả người và thần cùng ăn.

Vào sáng 1/1, làm lễ cúng Thần Năm Mới (Oshogatsu) để cầu mưa thuận, gió hòa; cầu cho mọi người trong gia đình được mạnh khỏe, hạnh phúc. Sau đó, cùng nhau uống rượu, ăn bánh osechi cùng canh bánh dày Ozoni với ý nghĩa các vị thần hay tổ tiên đã ăn sẽ giúp họ mạnh khỏe hơn.

Đi chùa vào năm mới (Hatsumoude)

phong tục Tết Nhật Bản - đi lễ chùa

Đi lễ chùa, cầu may cho cả năm là một công việc trọng đại của người Nhật Bản. Khi viếng chùa, việc đầu tiên là rửa tay và súc miệng. Sau đó, tung vào hòm công đức trước điện thờ mấy đồng tiền và chắp tay, cúi đầu lạy 2 lễ, vỗ tay 2 lần rồi cầu nguyện và cuối cùng lạy một lễ.

Hành lễ xong, mọi người nộp tiền rút thẻ hoặc mua một mũi tên thần để cầu mong thần linh che chở.

Làm và ăn các món ăn truyền thống

Ăn mỳ (Toshikoshi-Soba) đêm tất niên

phong tục Tết Nhật Bản - ăn bánh mỳ

Đêm tất niên (31/12) khoảng 10 -11h, người Nhật sẽ ăn một bữa tối hoành tráng nhất trong năm. Lúc này, tất cả mọi người trong gia đình sẽ quây quần và cùng nhau ăn mỳ. Những sợi mỳ (Toshikoshi-Soba) tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới.

Ăn bánh dầy Ozoni vào mùng 1 tết

phong tục Tết Nhật Bản - ăn bánh ozoni

Người Nhật Bản thường ăn OzonI vào mùng 1 Tết với mong muốn nhận được nhiều món quà từ vị thần Toshidon .

Ăn món Osechi trong 3 ngày Tết

phong tục Tết Nhật Bản - ăn Osechi

Trong 3 ngày Tết, người Nhật chủ yếu ăn những món ăn truyền thống – Osechi. Osechi gồm rượu, món muối chua , món nướng, canh, rau củ hầm và 3 món ănkèm. Ngoài bánh Osechi, họ còn ăn các món như sashimi, kagamimochi , sushi, zouni; đồ uống là rượu sake.

Lì xì đầu năm mới

phong tục Tết Nhật Bản - tặng lì xì

Người Nhật Bản thường mừng tuổi đầu năm cho các em bé, và người già kể từ sau Lễ đón Giao thừa hoặc sáng 1/1. Tiền lì xì cho trẻ em cũng được để trong các bao màu đỏ, được trang trí hình con giáp của năm một cách ngộ nghĩnh.

Thông thường các em sẽ cất đi và dùng dần cho việc học tập và mua những thứ quà xinh xắn. Người già thì dùng tiền đó như một khoản tích lũy, phòng sức khỏe không tốt.

Chơi những trò chơi dân gian

phong tục Tết Nhật Bản - trò chơi dân gian

Đây là hoạt động không thiể thiếu trong ngày Tết tại Nhật. Hoạt động này được nhiều người tham gia và rất yêu thích. Các trò chơi phổ biến là thả diều Takoage, chơi quay Komamawashi, đánh cầu lông Hanetsuki…

Chuẩn bị thiệp ghi lời cảm ơn

phong tục Tết Nhật Bản - thiệp cảm ơn

Tặng nhau thiếp cảm ơn cũng là nét đặc sắc trong phong tục đón mừng năm mới của người Nhật. Tùy vào từng đối tượng mà thiệp cảm ơn được thiết kế khác nhau. Thông thường mọi người sẽ trao thiệp vào ngày mồng 1 Tết để tri ân, gửi thông điệp yêu thương đến những người xung quanh.

Như vậy, phong tục ngày Tết ở Nhật Bản cũng có nhiều điểm tương đồng và khác biệt so với Việt Nam. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức về phong tục ngày Tết của đất nước “xứ hoa anh đào”.

Tin Liên Quan