Cách Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn Đi Nhật Ấn Tượng Nhất

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đi Nhật là một điều cơ bản nhất mà người lao động nào cũng cần phải có. Hãy cố gắng giới thiệu bản thân thật rõ ràng, tự tin trong một cuộc phỏng vấn. Như vậy cũng có thể giúp chiếm được thiện cảm, đáng giá cao từ nhà tuyển dụng, doanh nghiệp Nhật Bản. Cùng tìm hiểu và khám phá chi tiết những cách giới thiệu bằng tiếng Nhật khi phỏng vấn ngay bài viết của laodongxuatkhaunhatban.net dưới đây.

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đi Nhật trong giao tiếp hằng ngày

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đi Nhật trong giao tiếp hằng ngày

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đi Nhật trong giao tiếp hằng ngày

Khi mới bắt đầu học về một loại ngôn ngữ mới, ta thường sẽ học về chào hỏi và giới thiệu bản thân trước tiên. Vì vậy, học tiếng Nhật chúng ta cũng không thể bỏ qua cách giới thiệu về mình trong giao tiếp thông thường. 

Thường sẽ giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật như sau: 

Bước 1: Hãy nói “Hajimemashite”

Khi lần đầu tiên gặp mặt và giới thiệu về bản thân mình thì hãy nói câu “Hajimemashite” (はじめまして). Câu này có nghĩa tiếng Việt là “Rất vui khi được gặp bạn”. Người Nhật thường hay dùng câu nói này để thể hiện phép lịch sự và nó cũng là một đặc trưng trong giao tiếp. Đồng thời, khi nói “Hajimemashite” cũng cần có thái độ chân thành và cúi người 90 độ để thể hiện thành ý của mình.

>> Xem thêm: Những Điều Kiện Dự Tuyển Kỹ Sư Đi Nhật Cập Nhật Mới Nhất

Bước 2 : Câu chào mở đầu trước khi giới thiệu về thông tin cá nhân

Dựa vào thời gian gặp nhau mà bạn có thể sử dụng câu “Ohayou”/”Ohayou gozaimasu”, “Konnichiwa”, hay “Konbanwa”. Ba câu này có nghĩa tiếng Việt: 

  • “Ohayou”/”Ohayou gozaimasu” là chào buổi sáng.
  • “Konnichiwa” là chào buổi chiều và “Konbanwa” chào buổi tối.
  • Thường câu chào “Ohayou”/”Ohayou gozaimasu” sử dụng cho thời gian trước 12h trưa, “Konnichiwa” là trước 5 giờ chiều. 
  • Còn “Konbanwa” dùng cho khoảng thời gian sau 5 giờ chiều cho đến nửa đêm. 

Thật ra, cách phân thời gian này không hoàn toàn được tuân theo. Bạn cũng có thể dùng “Ohayo” để chào người nào bạn gặp đầu tiên ngay trong ngày dù thời điểm gặp là buổi chiều. Hoặc có thể chào bằng câu “Konichiwa” trong tất cả thời điểm trong ngày.

Bước 3: Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đi Nhật khi nói về thông tin cá nhân

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đi Nhật về thông tin cá nhân

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đi Nhật về thông tin cá nhân

Để cho một người mới quen biết rõ hơn về bản thân mình, bạn sẽ phải nói một vào thông tin cơ bản cá nhân. Những thông tin đó là: Tên, tuổi, quê quán, trình độ học vấn, công việc hiện nay, sở thích cá nhân, đam mê,… 

  • Giới thiệu tên bạn có thể nói là: Watashi wa Okami desu có nghĩa là tên tôi là Okami.
  • Nói về tuổi như: Nenrei wa 21 sai desu tiếng Việt có nghĩa là tôi hiện tại 21 tuổi.
  • Kể về quê quán, nơi sinh sống: Hanoi kara kimashita (ハノイからきました) được hiểu là tôi đến từ Hà Nội. Hay cũng có thể nói Hanoi ni sundeimasu (ハノイに住んでいます) là tôi đang sống ở Hà Nội. 
  • Về trình độ học vấn: daigaku no gakusei desu nghĩa là tôi là sinh viên đại học; daigaku de benkyoushiteimasu (tôi học trường đại học…)
  • Về công việc hiện nay: Watashi wa enjinia (engineer) desu (tôi là kỹ sư).
  • Sở thích: Watashi no shumi wa hon wo yomimasu (được hiểu là sở thích của tôi là đọc sách). 
  • Đam mê, mơ ước: watashi no shourai no yume wa… (ước mơ tương lai của tôi là…).

>> Xem thêm: Đi Nhật Theo Diện Kỹ Sư 2023 Cần Lưu Ý Những Gì?

Bước 4: Câu chào kết thúc

Bài giới thiệu cá nhân sẽ được kết thúc bằng câu “Yoroshiku onegaishimasu” tiếng Việt là “Rất mong nhận được sự giúp đỡ của bạn”. Trong văn hóa Nhật Bản về chào hỏi, người Nhật thường được sử dụng như một câu thông dụng ở lần đầu gặp nhau. Câu nói này thể hiện một sự tôn trọng, lễ phép và lịch sự với người giao tiếp. 

Nhưng nếu là người thân quen thân thuộc như bạn bè thì không cần quá lễ phép thì có thể nói “Yoroshiku”. Hoặc nếu đối tượng giao tiếp là người nhỏ tuổi thì bạn chỉ cần nói đơn giản tên bạn và “Yoroshiku”. Nó có nghĩa là “Rất vui khi được gặp bạn, tôi là…”

Giới thiệu về bản thân bằng tiếng Nhật khi phỏng vấn đi Nhật

Khi đi phỏng vấn, bạn vẫn giới thiệu về bản thân tương tự như cách thức giới thiệu ở trên. Tuy vậy, trong môi trường làm việc thì bạn vẫn nên nói một cách trang trọng và lịch sự. 

Giới thiệu về bản thân bằng tiếng Nhật khi phỏng vấn đi Nhật

Giới thiệu về bản thân bằng tiếng Nhật khi phỏng vấn đi Nhật

Phần giới thiệu phải ngắn gọn xúc tích

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đi Nhật về thông tin cá nhân là điều cần có trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng. Nó để giúp cho nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về trình độ và khả năng thật của bạn là như thế nào. Nhà tuyển dụng sẽ đưa thêm những câu hỏi khác rộng hơn để kiểm tra bạn. Do đó, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau để hoàn thành tốt buổi phỏng vấn.

  • Không nên nói dài dòng, lan man khi tự giới thiệu thông tin cá nhân bằng tiếng Nhật. Điều đó sẽ làm các nhà tuyển dụng khó chịu, dễ dàng mất điểm và không mang lại nhiều lợi thế tiếp theo.
  • Tự tin là yếu tố quan trọng giúp bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt. Tuy nhiên, tự tin cũng cần có mức độ, đúng mực, thể hiện bản thân là một người có thể tin tưởng được.
  • Giới thiệu bằng tiếng Nhật thật vui vẻ, tự nhiên nhất và hãy nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng.

>> Xem thêm: 1001 những câu tiếng Nhật thông dụng trong giao tiếp hằng ngày

Giới thiệu bằng tiếng Nhật về sở trường của mình

Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật khi đi XKLĐ về sở trường của mình

Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật khi đi XKLĐ về sở trường của mình

Giới thiệu bản thân đi XKLĐ Nhật Bản bằng tiếng Nhật thì nói về sở trường của mình khá quan trọng. Phần giới thiệu là phần mà nhà tuyển dụng sẽ làm nơi căn cứ. Dùng để xác định khả năng của bạn có thể làm việc được cho họ hay không. 

Khi đó, bạn chỉ cần nói về những gì bản thân biết về công việc này. Đừng quên thêm những sở trường và tay nghề có lợi cho công việc của bạn mà bạn đang có. Cách để nói về sở trường của mình trong khi phỏng vấn như: Tôi có điểm mạnh là…, Tôi tự tin là mình có thể…

Nên chú ý khi kể về điểm yếu của mình

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đi Nhật, dù không tình nguyện thì bạn vẫn phải nói về điểm yếu của mình. Khi đó, bạn nên nêu ra 1 hoặc 2 nhược điểm ít hay không liên quan đến tính chất công việc ứng tuyển. Bên cạnh đó, cũng nên chú ý không nên nói những điều khiến cho người ứng tuyển cảm thấy bạn không đủ năng lực.

Hay bạn cũng có thể:

  • Không phủ nhận khuyết điểm của mình mà nói giảm nói tránh. Bạn có thể nói với câu “Tôi có khá nhiều điểm yếu nhưng chắc chắn nó không ảnh hưởng đến công việc”.
  • Bạn cũng có thể nói câu “Dù vất vả thế nào tôi cũng sẽ cố gắng” sau khi kể về khuyết điểm của mình.

Kết thúc buổi phỏng vấn thật ấn tượng

Có lời chào đầu lễ phép chắc chắn cũng cần có một lời kết thúc lịch sự để buổi phỏng vấn được tốt nhất. Để kết thúc buổi phỏng vấn, bạn hãy nói câu “Douzo yoroshiku,onegai shimasu” (どうぞよろしく、お願いします) nghĩa là rất mong được giúp đỡ. Hay là câu:

“Watashi no kibouwanihon e itte,kazoku no tame ni, okanewokasegukoto to nihongo wo manabu kotodesu”. Câu này được hiểu là “Nguyện vọng của tôi là sang Nhật, kiếm tiền giúp đỡ gia đình và học tiếng Nhật”.

> Xem thêm: Lương Kỹ Sư Ô Tô Ở Nhật Và Những Điều Bạn Cần Biết Khi Sang Nhật

Các mẫu câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Các mẫu câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Các mẫu câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Dưới đây là một vài mẫu câu hỏi chúng ta sẽ thường được nhà tuyển dụng hỏi trong buổi phỏng vấn:

  • 1. アルバイトの経験はありますか (Arubaito no keiken wa arimasu ka): Bạn đã có kinh nghiệm đi làm thêm chưa? Với câu hỏi này bạn có thể trả lời đơn giản là: あります/ありあせん (Arimasu/ ari a sen): Có / không.
  • 2. どんなアルバイトですか (Don’na arubaitodesu ka): Có kinh nghiệm trong công việc gì?
  • 3. アルバイトをしたいりゆうをきかせてください (Arubaito o shitairi Yū o kikasete kudasai)

Vui lòng cho biết lý do bạn muốn đi làm là gì? Đối với dạng câu hỏi này, bạn hãy nêu lên cụ thể điều mà bạn muốn trong lòng. Tốt nhất là hãy nói vào đúng ý là mang lại lợi ích cho công việc đang ứng tuyển sẽ giúp bạn ghi điểm.

Ngoài ra, còn có những mẫu câu trả lời thích hợp cho những trường hợp khác nhau. Ví dụ: 

  • “あんていなせいかつをおくったため、アルバイトをしたいです” (An teina seikatsu o okuttanode, arubaito o shitaidesu): (Để có một cuộc sống ổn định nên tôi muốn làm thêm và là để trang trải cho cuộc sống)
  • 日本で経験をつみたいからです: Thường được nói như thế này: Nihon de keiken o tsumitaikaradesu (Bởi vì tôi muốn có thêm kinh nghiệm làm việc khi ở Nhật).
  • 日本語がいかせるためです。: Cách nói nhẹ nhàng: Nihongo ga ikaseru tamedesu – (Nói lên ý muốn nói chuyện tốt hơn ở tiếng Nhật).
  • 日本人とコミュニケーションができるようになるためです: Cách nói chuyện nên tự nhiên: Nihonjin to komyunikēshon ga dekiru yō ni naru tamedesu

(Bởi vì có thể nói chuyện trực tiếp với người Nhật)

  • 4. どうしてこのみせではたらきたいとおもいますか (Dōshite kono mise de hatarakitai to omoimasu ka): Vì sao bạn muốn làm việc tại đây?

Khi được hỏi dạng câu này, bạn hãy kể ra những thế mạnh. Cùng lợi ích mà bản thân có thể đem đến cho công ty hay doanh nghiệp ứng tuyển. Nêu ra trình độ chuyên môn, kinh nghiệm có thể đáp ứng cho điều kiện công việc. 

  • 5. だれの紹介ですか (Dare no shōkaidesu ka): Ai là người đã giới thiệu cho bạn?

Bạn có thể trả lời là “…さんの紹介です/ …先生の紹介です (…San no shōkaidesu/ … sensei no shōkaidesu): …đã giới thiệu công việc này cho tôi.

  • 6. 何曜日に働けますか (Naniyōbi ni hatarakemasu ka): Bạn làm được những ngày nào trong tuần?
  • 7. あなたの長所はどんなところですか (Anata no chōsho wa don’na tokorodesu ka): Thế mạnh của bạn là gì?
  • 8. いつから出勤できますか (Itsu kara shukkin dekimasu ka): Khi nào thì có thể bắt đầu đi làm?

Bạn sẽ trả lời rằng: “明日から / 来週からです / いつでも大丈夫です” (Ashita kara/ raishū karadesu/ itsu demo daijōbudesu). Nghĩa là từ ngày mai/ Từ tuần sau  //  Bắt đầu làm bất cứ lúc nào cũng được.

  • 9. 何か質問がありますか (Nanika shitsumon ga arimasu ka): Bạn có câu hỏi nào nữa không?

Bài viết trên đã chia sẻ những cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đi Nhật dành cho bạn. Đó chính là những câu chào hỏi, giao tiếp và trả lời các câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn. Lacoli đã tổng hợp những mẫu câu thường được các nhà tuyển dụng đưa ra để các bạn tham khảo. Mong rằng chúng sẽ giúp cho bạn có thể vượt qua buổi phỏng vấn một cách thuận lợi, suôn sẻ. 

Tin Liên Quan