Các Công Trình Kiến Trúc Đài Loan Nhất Định Không Thể Lỡ

Là hòn đảo xinh đẹp giữa Thái Bình Dương, Đài Loan hấp dẫn du khách bởi thiên nhiên thơ mộng và các công trình nổi bật. Các công trình kiến trúc Đài Loan chính là một trong những lý do khiến khách du lịch muốn ghé thăm nơi đây. Hãy cùng với laodongxuatkhaunhatban.net tìm hiểu những địa điểm nhất định không thể bỏ lỡ này nhé.

Tháp Đài Bắc 101

Nhắc đến các công trình kiến trúc Đài Loan nổi tiếng, không thể không nhắc đến tháp Đài Bắc 101. Đây chính là niềm tự hào của người Đài Bắc nói riêng và người Đài Loan nói chung, được xây dựng từ năm 1999, gồm 101 tầng, với chiều cao 509.2m, tính cả phần cột ăng-ten phía trên, 5 tầng hầm, thiết kế giống một đốt tre sừng sững giữa đất trời.

Tháp Đài Bắc 101 là niềm tự hào của người Đài Bắc

Tháp Đài Bắc 101 là niềm tự hào của người Đài Bắc

Tháp Đài Bắc có phần móng gồm 380 cọc lớn, sâu 80m dưới lòng đất, chịu được tải trọng đến 1320 tấn. Ngoài ra, tháp còn có các bộ phận giảm chấn dưới dạng con lắc khối cầu, cùng với 2 quả lắc nhỏ hơn trên đỉnh tháp. 

Bên trong tháp Đài Bắc là hệ thống thang máy, gồm 61 thang. Trong đó, 2 thang máy vận hành với vận tốc chóng mặt, 1010m/phút. Sử dụng thang này, du khách chỉ tốn 39 giây để từ tầng 1 lên đến tầng 89 của tháp. Kỷ lục Guinness ghi nhận đây là thang máy chở khách nhanh thứ 2 thế giới.

Đến với tháp Đài Bắc, du khách có cơ hội ngắm toàn cảnh thành phố Đài Bắc từ tầng 89, với giá vé thường là 600 Đài tệ, giá vé cho sinh viên là 540 Đài tệ. Bạn cũng có thể thưởng thức nền ẩm thực độc đáo và tham gia mua sắm tại các trung tâm thương mại lớn  nơi đây.

>> Xem thêm: Top Các Ngành Xuất Khẩu Đài Loan Cho Nữ Lương Cao Hiện Nay

Làng cổ Cửu Phần

Thành  lập dưới thời nhà Thanh, Cửu Phần là ngôi làng có phần biệt lập với thế giới bên ngoài. Cuối thế kỷ 19, khi Nhật Bản tràn vào chiếm Đài Loan, mỏ vàng Cửu Phần được phát hiện và thu hút nhiều người đến, hình thành những khu phố khá sầm uất ven sườn núi.

Làng cổ Cửu Phần Thành  lập dưới thời nhà Thanh

Làng cổ Cửu Phần Thành  lập dưới thời nhà Thanh

Sau thế chiến thứ hai, các mỏ vàng dần đóng cửa, Cửu Phần trở nên hoang vắng. Cho đến năm 1971, sau bộ phim “City of Sadness” có bối cảnh Cửu Phần được trình chiếu, ngôi làng cổ trở nên nổi tiếng và du khách đến bất kể ngày đêm.

Hiện nay, Cửu Phần vẫn còn giữ nhiều toà nhà được xây dựng từ thế kỷ trước, mang đậm phong cách Trung Hoa cổ xưa.

Đến Cổ Phần, không thể bỏ qua các địa điểm sau:

Các công trình kiến trúc Đài Loan gọi tên hai quán trà cổ Jiufen và A Mei

Ở Cửu Phần có hai quán trà lâu đời có tiếng là Jiufen và A Mei. Jiufen gây ấn tượng bởi ấm cúng từ những đồ vật bằng gỗ, còn A Mei lại thu hút nhờ hàng đèn lồng đỏ rực rỡ. Vào buổi tối, sau khi dạo phố, ghé vào quán trà, thưởng thức cốc cà phê ấm nóng, ngắm đường phố qua khung cửa nhỏ, là một trải nghiệm không đâu thi vị bằng.

Làng mèo Houtong

Thêm một điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân đến Cửu Phần là làng mèo Houtong. Nếu bạn còn là một người cuồng mèo chính hiệu, đây chính là địa điểm dành riêng cho bạn. Đúng như cái tên, tại làng mèo, mèo xuất hiện khắp mọi nơi, từ cổng làng đến các con đường đi sâu vào trong. 

Ngoài ra hàng loạt các cửa hàng bán đồ lưu niệm liên quan đến mèo cũng mở cửa để du khách thoả sức khám phá và mua sắm.

Làng mèo Houtong Đài Loan

Làng mèo Houtong Đài Loan

Núi Jilong

Để thưởng ngoạn trọn vẹn các công trình kiến trúc Đài Loan tại Cửu Phần, hãy cho ngay núi Jilong vào danh sách kế hoạch của bạn. Ngọn núi xanh thẫm sừng sững giữa biển khơi, cao 588m. Khách du lịch có thể đến đây, chinh phục đỉnh núi, ngắm nhìn toàn cảnh thị trấn từ trên cao và có những bức ảnh để đời.

>> Xem thêm: Trả Lời Câu Hỏi Viêm Gan B Có Đi Đài Loan Được Không?

Phố cổ Thập Phần

Cách làng cổ Cửu Phần 45 phút ngồi xe theo hướng Nam là phố cổ Thập Phần. Đây là khu phố nằm dọc theo đường ray từ ga Đài Bắc. Trước đây, đây là khu vực hẻo lánh, chỉ có 10 hộ dân, từ đó mới có tên Thập Phần. 

Đến với Thập Phần, bạn như lạc vào thế giới phim Trung Quốc xưa, với những hẻm nhỏ, con đường dọc đường ray, hàng quán nhiều màu sắc. Và điểm nổi bật để thu hút nhiều du khách tới đây nhất là phong tục thả đèn trời. Bạn có thể tự mua đèn, viết điều ước, đốt nến để đèn trời bay cao.

Đài Tưởng Niệm Trung Chính

Thêm một trong các công trình kiến trúc Đài Loan không thể bỏ qua khi đến đây là đài tưởng niệm Trung Chính. Đây là công trình lịch sử tại Đài Loan, tôn thờ các chính khách từng giữ chức thống soái trong chiến tranh kháng Nhật Bản – Tưởng Giới Thạch.

Đài Tưởng Niệm Trung Chính Đài Loan

Đài Tưởng Niệm Trung Chính Đài Loan

Đài tưởng niệm được xây dựng trên khuôn viên rộng tới 25 hecta, có vườn hoa và lối đi bộ. Bên trong đó, ngoài khu vực chính đài tưởng niệm, có có trung tâm hòa nhạc quốc gia, nhà hát quốc gia và công viên Trung Chính.

Đài tưởng niệm có 4 mặt tiền màu trắng, phần mái bát giác màu xanh, cổng chính bằng đồng thau cao 16m. Thiết kế đài mô phỏng thiên đàn bắc bình. Hai thang bộ có 89 bậc, đại diện cho tuổi của Tưởng Giới Thạch lúc ông qua đời. Tầng trệt đài tưởng niệm là thư viện cùng bảo tàng, ghi lại cuộc đời và sự nghiệp của Tưởng. 

Bên trong sảnh chính của tòa nhà có tượng Tưởng Giới Thạch bằng đồng uy nghi. Trên bức tượng có khắc bản di chúc của tổng thống, xung quanh có lính gác uy nghiêm.

Chùa Long Sơn Đài Loan

Nếu là tín đồ Phật Giáo, đặt chân đến Đài Loan, chắc chắn bạn phải dành thời gian ghé qua chùa Long Sơn. Ngôi chùa được xây dựng năm 1738, trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, vẫn sừng sững vững vàng. 

Chùa Long Sơn có diện tích 1800m2, xây theo hướng Nam, kết cấu chữ Hồi. Bước qua một trong ba cửa ở cổng vào, bạn sẽ đến khoảng sân rộng rãi bên trong, thấy cả hòn non bộ và thác nước. Cứ đi tiếp sẽ đến 3 điện trong chùa, gồm tiền điện, đến đại điện và hậu điện. Tiếng kinh rầm rì, tiếng mõ lách cách sẽ làm lòng du khách lắng lại trong sự bình yên.

Long Sơn Tự cũng là một trong các công trình kiến trúc Đài Loan duy nhất còn giữ lại các cột trụ bằng đồng màu đỏ trong trang trí, thiết kế. Các hoạ tiết rồng phượng trong chùa được điêu khắc tỉ mỉ, chi tiết và được gìn giữ suốt từ bao đời. Ngoài tượng Phật, trong chùa còn có tượng Đạo giáo và Nho giáo. 

Long Sơn Tự cũng là một trong các công trình kiến trúc Đài Loan

Long Sơn Tự cũng là một trong các công trình kiến trúc Đài Loan

Giống như Việt Nam, nếu muốn lễ chùa, hãy chuẩn bị chút hoa quả được rửa sạch sẽ, kèm với hoa tươi kèm tấm thiệp ghi tên người dâng lễ và lời nguyện cầu.

Du khách cũng có thể rút thẻ ở đây, bằng cách lấy hai mảnh gỗ tượng trưng cho âm dương, để trong lòng bàn tay, thành tâm khấn Phật rồi tung xuống đất. Nếu thấy miếng ngửa miếng sấp tức là bạn được chứng giám, hãy rút một thẻ tre và mang đến nơi giải thẻ.

Tháp Chihkan

Đây là địa điểm mang đậm dấu ấn lịch sử của Đài Loan, mang tính bước ngoặt cho các công trình kiến trúc Đài Loan. Tháp Chihkan được xây dựng và hình thành năm 1653, từ thời Đài Loan còn đang là thuộc địa Hà Lan. Dù đã qua hàng trăm năm, song nét kiến trúc của nó vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách đến thăm.

Bước vào khuôn viên của tháp, du khách hãy dừng lại, quan sát tượng Sự thỏa hiệp của người Hà Lan và Trình Thành Công. Bức tượng mô tả cảnh những người Hà Lan đầu hàng trước vị lãnh đạo người Trung Trịnh Thành Công vào thế kỷ XVII. 

Tiếp theo là tòa tháp thứ nhất, tên Miếu Hải Thần. Công trình được xây dựng từ thế kỷ 19,  trên vị trí cũ của thành lũy Tây Nam của pháo đài Provintia. Bên ngoài toà nhà là 9 phiến đá đứng thẳng, do vua Càn Long tặng thành phố Đài Nam. Bên trong tòa nhà là triển lãm về lãnh đạo Trịnh Thành Công. 

Tháp Chihkan Đài Loan

Tháp Chihkan Đài Loan

Tiếp đến là toà nhà thứ 2, Vân Xương Các, nơi có triển lãm về quan lại triều Thanh. Tầng 2 tòa nhà là miếu thờ thần Khôi Tinh – vị thần chuyên giám sát thành tích học tập của chúng sinh. 

Để đến tháp Chihkan, du khách có thể đi xe bus từ ga chính Đài Nam. Tháp mở cửa hàng ngày cho khách tham quan, và bạn sẽ phải mất phí khi vào cửa.

Cố cung Đài Bắc

Được mệnh danh là quốc bảo Đài Loan, cố cung Đài Bắc, hay còn được biết đến với cái tên Bảo tàng cung điện quốc gia, là một trong các công trình kiến trúc Đài Loan nổi tiếng bậc nhất. Nơi đây từng là nơi lưu trú của các vua chúa thời trước sau khi thoái vị. Qua nhiều thăng trầm lịch sử, hiện nay cố cung là nơi cất giữ những nét văn hóa tinh hoa của Đài Loan.

Mỗi năm, cố cung Đài Bắc đón gần 3 triệu lượt khách tham quan. Với hơn 700 trăm nghìn hiện vật bằng vàng, ngọc, gốm…, các tác phẩm Trung Quốc từ thời cổ đại, không thể phủ nhận sức hấp dẫn của địa chỉ này.

Cổng chính của cố cung được thiết kế với 6 trụ lớn màu trắng được chạm khắc tinh tế và 5 lối vào. Bước qua cổng chính, qua tiếp 3 bậc tam cốc, bạn sẽ thấy kiến trúc chính của cố cung với 2 tháp 3 lầu truyền thống. Điểm nhấn của các toà nhà nơi đây là mái cong màu vàng nổi bật giữa nền trời xanh.

Khu trưng bày gồm 4 tầng, trong đó 3 tầng dưới trưng bày vật phẩm như vũ khí, đồ đồng, đồ gốm. Tầng 4, còn biết đến với tên “Tam hy đường”, cất giữ hiện vật quan trọng từ thời Tống, Nguyên, Minh, có tuổi đời lên đến 5 nghìn năm.

Long Hổ Tháp

Long Hổ Tháp là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Đài Loan. Tên Long Hổ Tháp ra đời bởi chùa có 2 tháp chính là tháp Hổ và tháp Long, một một tháp cao 7 tuần. Cửa vào chùa cũng có một bên Rồng, một bên Hổ, tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng.

Nếu đã tham quan hết hai tòa tháp, đừng quên leo lên đỉnh tháp để nhìn ngắm toàn cảnh đầm Liên Trì, tận hưởng không khí khoáng đạt, bình yên. Bạn đang sống và làm việc tại Đài Loan thì không nên bỏ qua Long Hổ Tháp nhé.

Long Hổ Tháp là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Đài Loan

Long Hổ Tháp là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Đài Loan

Phật Quang Sơn Tự

Thêm một trong các công trình kiến trúc Đài Loan hấp dẫn du khách là Phật Quang Sơn Tự. Đây là quần thể kiến trúc Phật giáo lớn, mất đến gần 10 năm xây dựng. Đây cũng là trường đại học Phật giáo lớn nhất toàn thế giới. Mỗi ngày, hàng nghìn Phật tử và du khách đến đây để lễ Phật, tham quan.

Toàn công trình có diện tích 100ha, gồm 20 tòa lầu, điện và hàng nghìn tượng Phật dát vàng. Để tiến vào chính điện, du khách phải đi qua con đường Quán Chánh. Nhiều người cho rằng khi đi qua đây, bạn có thể gạt bỏ được hết những ưu phiền, để tâm thanh tịnh.

Qua Quán Chánh, bạn sẽ thấy 8 tòa tháp đối xứng qua đường rộng, tượng trưng cho Bát Chính Đạo của Phật giáo. Cuối con đường là quảng trường Bồ Đề, nơi có bức tượng Phật ngồi cao nhất thế giới, lên đến 108m.

Bài viết đã cung cấp thông tin về các công trình kiến trúc Đài Loan mà du khách không thể bỏ qua khi đến nơi đây. Chắc chắn vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng, lãng mạn của các công trình sẽ không làm bạn thất vọng. Nếu bạn muốn trải nghiệm hãy xách balo và lên kế hoạch ngay nhé. Hoặc đang có ý định đi xuất khẩu lao động Đài Loan 2023, hãy liên hệ ngay hotline để được hỗ trợ.

Tin Liên Quan